Để quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Các chứng từ vận tải đường bộ là không thể thiếu. Vậy những loại chứng từ đó bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu thật chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Có vận đơn đường bộ không?
Đối với các hình thức vận chuyển, một trong những loại chứng từ vận tải quan trọng và tuyệt đối không thể để xảy ra một sai sót nào chính là vận đơn.
Hiện nay, có các loại vận đơn sau: vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt. Còn đối với hình thức vận tải đường bộ, sẽ không có vận đơn đường bộ. Thay vào đó sẽ là các giấy tờ khác như: chứng từ giao nhận tại kho FCR, Cargo receipt,… Các loại giấy tờ này sẽ không có giá trị sở hữu hay chuyển nhượng hàng hóa mà chỉ được dùng như một biên nhận hàng hóa thông thường.
Như vậy, trong chứng từ vận tải đường bộ sẽ không có vận đơn đường bộ.
Các loại chứng từ đường bộ quan trọng
1. Giấy tờ xe:
Trong vận tải đường bộ, không thể thiếu các loại giấy tờ xe sau:
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại.
- Giấy chứng nhận kiểm định có dán tem kiểm định.
- Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có).
- Sổ nhật trình chạy xe (đối với xe khách tuyến cố định).
- Phù hiệu xe chạy hợp đồng (đối với xe khách chạy hợp đồng).
2. Giấy tờ của chủ phương tiện:
Sẽ là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể.
3. Giấy tờ của người điều khiển phương tiện:
- Giấy phép lái xe.
- Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng.
4. Hợp đồng vận chuyển:
Hợp đồng vận chuyển cũng là một trong những loại chứng từ vận tải đường bộ không thể thiếu. Văn bản này cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên vận tải và bên thuê vận tải bằng văn bản. Hợp đồng vận tải là chứng từ có tính pháp lý dùng để giải quyết vấn đề tranh chấp có thể xảy ra.
Nội dung trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm: số lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm nhận trả hàng, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, cước phí, những thỏa thuận khác về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hai bên.
Ngoài những thông tin trên, trong hợp đồng cũng cần thể hiện thêm: cách xếp dỡ, chằng buộc, chèn lót hàng hóa. Quy cách tính chất hàng hóa, cách phòng hộ dọc đường khi có sự cố, phương thức giao, nhận hàng hóa. Các điều kiện khác về: quản lý thị trường, hải quan, kiểm dịch.
*Tham khảo: Cho thuê xe tải Cửu Long
5. Giấy đi đường:
Giấy đi đường sẽ dành có các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa, được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe, để làm chứng từ trong quá trình thực hiện vận chuyển.
Đơn vị vận tải sẽ dùng giấy đi đường để giao công việc cho người lái xe. Hoặc dùng để hoạch toán các chi phí kinh tế, kỹ thuật và theo dõi các sự cố xảy ra trên đường.
Giấy đi đường trong chứng từ vận tải đường bộ giúp cho người lái xe giao và nhận hàng hóa trên phương tiện của mình phù hợp với giấy gửi hàng cho chủ hàng.
6. Phiếu thu cước:
Trong chứng từ vận tải đường bộ, phiếu thu cước cũng nắm một vai trò quan trọng. Phiếu thu cước sẽ phản ánh kết quả kinh doanh vận tải, được dùng để: làm chứng từ thu, chi cước vận chuyển và dịch vụ, tính giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền. Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hoặc toán kết quả quá trình vận chuyển hàng hóa.
Phiếu thu cước do đơn vị vận tải lập, người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đúng, đủ và chính xác nội dung các mục, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những ghi chép của mình.
Chủ hàng sẽ sử dụng phiếu thu cước để làm chứng từ xuất tiền trả cho đơn vị vận tải và xác nhận rằng công việc vận chuyển và dịch vụ đã hoàn tất.
7. Giấy gửi hàng:
Đơn vị kinh doanh vận tải sẽ sử dụng giấy gửi hàng để làm chứng minh công việc vận chuyển đã hoàn thành.
Giấy gửi hàng trong chứng từ vận tải đường bộ có thể thay cho hóa đơn, phiếu xuất kho. Giấy gửi hàng còn là chứng từ pháp lý về hàng hóa được chở trên xe.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến chứng từ vận tải đường bộ.
Xem thêm: Kinh nghiệm thuê xe cẩu thùng tự hành TPHCM